Trả nợ Tào Quan là gì? Tuổi nào phải trả nợ? Cách trả nợ tào Quan từ A – Z

Bạn phân vân không biết trả nợ Tào Quan là gì? Tuổi nào phải trả nợ Tào Quan? Thời gian nào trả Tài Quancách trả nợ Tào Quan như thế nào? Tất cả sẽ được https://earlywarning.vn/ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo

Trả nợ Tào Quan là gì?

Theo quan niệm dân gian, tào quan có nghĩa là tiền ở nơi địa phủ. Chính vì vậy, trả nợ Tào Quan là trả lại phần tiền mà bạn đã tiêu xài khi ở địa phủ hoặc những khoản tiền bất chính ở kiếp trước của bạn nên kiếp này bạn phải trả nợ lại để bạn giữ được tiền, tránh bị hao tiền vào những thứ không đáng có.

Mục đích chính là để chuộc lại lỗi lầm của mình khi còn sống trên dương gian đã vô tình hay hữu ý gây ra để rồi tâm được thanh thản và tuổi thọ được kéo dài hơn, có thể gặp được may mắn hay khi xuống âm phủ không bị chịu tội nặng nề.

Tóm lại trả nợ Tào Quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường. Vì vậy nên hiểu rõ một điều rằng, tiền này không phải tiền hối lộ và cái gì cũng có có giá của nó. Nếu như gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng như hại người thì trả biết bao nhiêu cho đủ. Do đó, hãy cố gắng tu thân tích đức thay vì tích nghiệp.

tra-no-tao-quan-la-gi

Tham khảo thêm: Bật mí cách tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, Gia Tiên phát tài phát lộc

Tuổi nào phải trả nợ Tào Quan? Trả nợ Tào Quan hết bao nhiêu tiền

Tùy theo số tuổi mà số tiền phải trả cho kho trời khác nhau. Các bạn có khả năng tham khảo số tiền trả nợ Tào Quan tiền kiếp theo Lục thập hoa giáp như sau:

  • Giáp Tý: Số tiền Tào Quan phải trả 2 vạn 3 + Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho số 3 – Tào Quan tính danh tư quân.
  • Ất Sửu: Số tiền Tào Quan phải trả 38 vạn + Kinh 54 quyển. Nộp trả tại kho số 30 – Tào Quan cát điền tư quân.
  • Bính Dần: Số tiền Tào Quan phải trả 6 vạn + Kinh 74 quyển. Nộp trả tại kho 13 – Tào Quan tính Mã tư quân.
  • Đinh Mão: Số tiền Tào Quan phải trả 2 vạn 3 nghìn + 11 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 11 – Tào Quan tính hứa tư quân.
  • Mậu Thìn: Số tiền Tào Quan 2 vạn + Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho 11 – Tào Quan tính danh tư quân.
  • Kỷ Tỵ: Số tiền Tào Quan 7 vạn 3 nghìn + Kinh 28 quyển. Nộp trả tại kho 3 – Tào Quan tính Cao tư quân.
  • Canh Ngọ: Số tiền Tào Quan 10 vạn + Kinh 12 quyển. Nộp trả tại kho số 9 – Tào Quan tính Lý tư quân. Hình nhân 3 Tướng.
  • Tân Mùi: Số tiền Tào Quan 10 vạn 3 + Kinh 17 quyển. Nộp trả tại kho 10 – Tào Quan tính thường an tư quân. Hình nhân 2 Tướng nữ.
  • Nhâm Thân: Số tiền Tào Quan 4 vạn 2 + Kinh 11 cuốn. Nộp trả tại kho 16 – Tào Quan tính phả tư quân.
  • Quý Dậu: Số tiền Tào Quan 5 vạn 2 + Kinh 5 quyển + 3 cây cột chùa bằng giấy. Nộp trả tại kho số 1 – Tào Quan tính Thành tư quân.
  • Giáp Tuất: Số tiền Tào Quan 5 vạn + Kinh 6 cuốn + 3 bộ xà chùa. Nộp tại kho 10 Tào Quan tính Quyền tư quân.
  • Ất Hợi: Số tiền Tào Quan 4 vạn 8 + Kinh 130 cuốn . Nộp tại kho số 5 Tào Quan tính Duyệt tư quân.
  • Bính Tý: Số tiền Tào Quan 2 vạn 4 + Kinh 27 cuốn + 3 bộ nóc chùa . Nộp tại kho số 9 Tào Quan tính Vương tư quân.
  • Đinh Sửu: Số tiền Tào Quan 2 vạn 2 + 25 cuốn Kinh + Trả 2 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào Quan tính Quyền tư quân.
  • Mậu Dần: Số tiền Tào Quan 6 vạn + 21 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 1 Tào Quan tính Na tư quân.
  • Kỷ Mão: Số tiền Tào Quan 8 vạn + 01 cuốn Kinh + 02 Hình nhân Tướng . Nộp tại kho số 2 Tào Quan tính Gia tư quân.
  • Canh Thìn: Số tiền Tào Quan 5 vạn 7 + 37 cuốn Kinh . Nộp tại kho nào cũng được
  • Tân Tỵ: Số tiền Tào Quan 5 vạn 7 + 70 cuốn Kinh + 03 Kinh Tam bảo ( Kinh thật . Nộp tại kho số 2 hoặc 11 Tào Quan tính Cao tư quân.
  • Nhâm Ngọ: Số tiền Tào Quan 11 vạn + 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 24 Tào Quan tính Đào tư quân.
  • Quý Mùi: Số tiền Tào Quan 5 vạn 2 + 21 cuốn Kinh. Nộp tại kho 42 Tào Quan tính Tiên tư quân.
  • Giáp Thân: Số tiền Tào Quan 70 vạn + 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho 56 Tào Quan tính Phạm tư quân.
  • Ất Dậu: Số tiền Tào Quan 40 vạn + 24 cuốn Kinh + 18 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào Quan tính An tư quân.
  • Bính Tuất: Số tiền Tào Quan 8 vạn + 25 cuốn Kinh + 10 Hình nhân Tướng + Lập đàn giải oan (cát kết ). Nộp tại kho số 6 Tào Quan tính Cô tư quân.
  • Đinh Hợi: Số tiền Tào Quan 3 vạn 9 + 13 cuốn Kinh + 13 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 13 Tào Quan tính Bối tư quân.

Vì sao bạn phải trả nợ Tào Quan?

Trong tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ cũng có nghi lễ trả nợ tào quan. Lễ trả nợ tào quan được quan niệm là do kiếp trước chúng ta đã có những lỗi lầm vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Những nợ nần tiền kiếp đó là do các ty quan (ở địa phủ) ghi chép.

Khi người ta gặp những chuyện xui xẻo làm ăn lụi bại người ta sẽ nghĩ rằng đó là do nợ nần kiếp trước quá nặng mà chưa trả được. Vì thế người ta sẽ làm lễ trả nợ tào quan mong rằng sau đó người ta sẽ gặp nhiều may mẵn tương lai công danh sự nghiệp tốt đẹp hơn.

Hướng dẫn cách cúng trả nợ Tào Quan đúng cách

Trong Pháp Sự khoa nghi có một khoa cúng tên là Điền Hoàn Thiên Khố (tức là trả nợ vào kho Trời) hay còn gọi là khoa Tào Quan- khoa Trả nợ tiền kiếp – khoa trả nợ Tào Quan, Hoặc- đạo giáo điền hoàn ngũ đẩu lộc khố thụ sanh kinh dữ tiền

  • Điền Hoàn nghĩa là hoàn trả đủ vào chỗ còn thiếu.
  • Thiên Khố có nghĩa là kho nhà Trời. Điền Hoàn thiên khố là trả nợ vào kho nhà trời.

Sắm lễ trả nợ Tào Quan

Lễ vật trả nợ Tào Quan bao gồm:

  • Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt . v.v..
  • Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố…Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.
  • Lồng chim, Chậu cá, mâm gạo, tiền mâm, Đường muối
  • Mâm sớ văn, mâm cúng thí thực (để riêng).
  • Hướng tốt cho lập đàn là Hướng Bắc.

Thời gian cúng Tào Quan

Để tiến hành đúng nghi thức trả nợ Tào Quan, các bạn cần chọn ngày, giờ Âm lịch chuyên dùng để trả nợ tiền kiếp. Cụ thể như sau:

  • Ngày 08/01: Ngày Vía Ngũ Diện Diêm La Vương.
  • Ngày 01/02: Ngày vía Nhất Điện tần Quảng Vương.
  • Ngày 08/02: Ngày vía Tam Điện Tống Đế Vương.
  • Ngày 18/02: Ngày Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương.
  • Ngày 01/03: Ngày vía Nhị Điện Sở Giang vương.
  • Ngày 08/03: Ngày Vía Lục Điện Biện Thành Vương.
  • Ngày 27/03: Ngày vía Thất Điện Thái Sơn Vương.
  • Ngày 01/04: Ngày vía Bát Điện Bình Đẳng Vương.
  • Ngày 08/04: Ngày vía Cửu Điện Đô thị Vương.
  • Ngày 17/04: Ngày vía Thập Điện Chuyển luân vương.
  • Ngày 18/04: Ngày vía Tử Vi Đại đế.
  • Ngày 04/06: Ngày vía Chư Phật giáng lâm.
  • Ngày 30/07: Ngày Vía Địa Tạng Vương Bồ tát.
  • Ngày 08/10: Ngày vía Hải Hội Phật.

Ngoài ra, các bạn có thể tiến hành thắp hương dâng lễ cúng trả nợ Tào Quan tại chùa vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.

Văn khấn cúng trả nợ Tào Quan

Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ vật cúng Tào Quan, các bạn nên lập bàn thờ cúng ở trước nhà theo hướng chính Bắc. Sau đó, bạn thắp hương và đọc bài văn khấn cúng trả nợ Tào Quan dưới đây để mong các quan ở kho trời nhận và xóa nợ tiền kiếp cho bạn.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy:

Nam mô Phật – Nam mô Pháp – Nam mô Tăng

Nam mô Huyền khung cao Thượng Đế – Ngọc Hoàng hội tội tích phước Đại Thiên tôn

Nam mô Diêu trì Kim Mẫu vô cực Đại từ tôn

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

Đức U Minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ tát

Ngài Di Lặc Phật Vương

Đại Thánh nam Tào, lục tự duyên thọ tinh Quân

Đại Thánh Bắc đẩu cửu hoàng giải ách tinh Quân

Nam mô Hương Vân cái Bồ tát Ma ha tát

Nam mô kính lạy các Ngài Phán Quan sở trực

Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Các ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần , Bản Cảnh Thành Hoàng Tôn thần và các vị Thần minh cai quản trong khu vực này

Hôm nay là ngày tháng năm Tín chủ của chúng con là…

Ngụ tại…

*Trầm thủy thuyền Lâm , hương phúc ức

Triên đàn tuệ uyển cựu tài bồi

Giời đao tiêu tựu túng sơn hình

Nhiệt hướng tâm lô trường cúng dạng

*Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần)

Đại chúng dĩ lập .

*Nhất thiết cúng kính lễ thường trụ Tam bảo

Như Lai diệu sắc thân

Thế Gian vô dư đẳng

Vô tỷ bất tư nghì

Như Lai sắc vô tận

Trí tuệ diệc phục nhiên

Nhất thiết thường trụ pháp

Thị cố ngã quy y

Nam mô lu cấu địa Bồ tát ma ha tát (3 lần)

Ngũ phận pháp thân hương phúc ức

Hương huân trí huệ thậm thâm môn

Thành tâm hiến cúng chư Linh quan

Ngã dĩ chúng sinh đồng thụ dụng

Nam mô tam mãn đa một đà lẫm án phạt nhật la vật, Nhi sa hạ (7 lần)

*Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát

*Thiết dĩ hoa đàn băng khiết , bảo chiện yên phù

Dĩ thử Chân ngôn thân triệu thỉnh

Từ tốn Thánh chúng tất văn chi

Nhất biến gia trì triệu thập phương

Văn tập Đạo tràng phổ cúng dàng

Nhất tâm phụng thỉnh Tòng Phật sở giáo, hưng thế tùy duyên

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức

*Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát

(Bấm ấn giờ)

Gia trì biến thực nam tư nghì

Biến thử thực tám cam lộ vương

Nhất tài nhật thực lương vô biên

Nhất thiết hiền Thánh gia sung túc

tự nhiên trù thực (Tý)

Vô lương diệc vô biên (Ngọ)

Tùy niệm gia sung túc (Mão)

Liệt vị Linh quang phổ đồng cúng dàng

(Niệm chú biến thực cam lồ cúng dàng)

Án phạ Phật ma ha (hương hoa đăng trà quả thực phụng hiến)

Án tác phạ đát tha nga đa phạ

Án tác phạ đát tha nga đa phạ

Án tác phạ đát tha nga đa phạ

Hy vọng với những thông tin mà chia sẻ có thể giúp các bạn biết được trả nợ tào quan là gì và cách trả nợ Tào Quan nhưng đó chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé